Tìm hiểu chung về bệnh trái rạ
Trái rạ ở trẻ gây biến chứng nguy hiểm cho trẻ
Bệnh trái rạ thường xuất hiện vào cuối đông đầu xuân kéo dài sang hè. Bệnh lây do tiếp xúc trực tiếp với dịch trên nốt phỏng hay thông qua đường hô hấp.
Bệnh xuất hiện với các triệu chứng sau:
Khởi phát: Giống như với trường hợp nhiễm các loại virus khác người bệnh có biểu hiện sốt, đau đầu, đau cơ. Một số trường hợp nhất là bệnh trái rạ ở trẻ em
có thể không có triệu chứng báo trước.
Khi phát bệnh: Cơ thể người bệnh sẽ xuất hiện những nốt rạ trên người. Những nốt này có đặc điểm tròn nhỏ xuất hiện nhanh trong vòng 12 – 24 giờ, nó sẽ tiến triển thành những mụn nước. Trong trường hợp bình thường những mụn nước này khô đi, trở thành vảy và tự khỏi hoàn toàn trong 4 – 5 ngày. Ở trẻ em, trái rạ thường kéo dài khoảng 5 – 10 ngày.
Cách điều trị bệnh trái rạ ở trẻ em hiệu quả
Trái rạ ở trẻ có thể do bẩm sinh, mẹ truyền sang con
Bệnh trái rạ do virus gây ra. Vì vậy thuốc kháng sinh sẽ không có tác dụng chữa bệnh. Thế nhưng, đôi khi kháng sinh cũng được sử dụng nếu vi khuẩn xâm nhiễm vào các vết loét. Trường hợp này khá phổ biến ở trẻ em vì chúng thường gãi.
Khi bé bị trái rạ bố mẹ nên cho bé đi bệnh viện khám chữa. Các bác sĩ sẽ quyết định quá trình điều trị dựa vào độ tuổi, sức khỏe và mức độ nhiễm trùng của bé.
Để giúp bé giảm sốt, bớt ngứa bố mẹ có thể áp dụng các phương pháp sau tại nhà:
- Khi bé bị trái rạ bố mẹ cần cách ly bé khỏi những người khác trong nhà để phòng tránh lây bệnh.
- Giữ vệ sinh sạch sẽ cho bé bằng cách tắm nước ấm và dùng khăn mềm mại để lau người nhẹ nhàng. Khi tắm cho bé cần tránh làm vỡ các nốt thủy đậu.
- Móng tay của bé nên được cắt ngắn và rửa sạch sẽ.
- Cho bé uống nhiều nước, điều này giúp ngăn ngừa việc mất nước.
- Cho bé ăn đồ ăn mềm, mát và nhạt vì bệnh khiến cho việc ăn uống khó khăn. Bố mẹ nên tránh cho bé ăn các loại đồ ăn có tính axit hoặc nhiều muối như nước cam, bánh quy.
- Cho bé mặc quần áo thoải mái không quá lạnh hoặc quá nóng.
Bệnh trái rạ ở trẻ em cần kiêng kỵ những gì?
Nên dẫn bé đi khám khi phát hiện bệnh
Khi bé bị trái rạ bố mẹ cần kiêng kị những việc sau đây:
Kiêng dùng thuốc aspirin
Không cho bé sử dụng Aspirin vì nó có khả năng gây ra một bệnh hiếm gặp nhưng rất nguy hiểm gọi là hội chứng Reye, dẫn đến suy gan và thậm chí tử vong.
Kiêng gãi, làm vỡ nốt trái rạ
Không cho bé không gãi để tránh làm vỡ và xước các nốt trái rạ. Vì khi các nốt rạ vỡ sẽ để lại sẹo, dễ bị nhiễm trùng và khiến bệnh lây lan sang các vùng da khác nhanh hơn.
Kiêng dùng chung đồ
Đồ dùng của bé phải dùng riêng và được tẩy trùng sạch sẽ.
Kiêng gặp mọi người
Bệnh trái rạ rất dễ lây lan vì vậy bố mẹ nên cho bé nghỉ học khi bị bệnh.